Các yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường bất động sản trong năm 2023

Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua một năm 2022 khó khăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bức tranh thị trường năm 2023 sẽ có những tín hiệu tươi sáng, được đặt nền tảng từ chính năm 2022 đầy thách thức.

20230106142552-8f8c

Thị trường đối mặt nhiều thách thức năm 2022

Năm 2022, một loạt yếu tố khiến thị trường bất động sản Việt Nam năm 2022 đối mặt nhiều thách thức, như: nền kinh tế thế giới bất ổn và lạm phát đã khiến nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới giảm mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Đặc biệt, sự bất ổn của kinh tế toàn cầu tiếp tục leo thang trong bối cảnh cuộc xung đột địa chính trị vẫn diễn ra. Thực tế này khiến lạm phát dù có giảm nhưng vẫn kéo dài, nhất là ở châu Âu và Mỹ, hệ luỵ là lãi suất tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt.

Kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động từ những biến động của nền kinh tế thế giới khiến nhu cầu toàn dân đối với hàng hoá suy yếu. Thị trường thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng cao khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp không gia hạn thuê một phần hoặc toàn bộ mặt hàng sản xuất kinh doanh. Chính bởi vậy mà nhu cầu mua nhà giảm do thu nhập người dân bị ảnh hưởng.

Thế nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị quá cao so với thu nhập trung bình của người dân. Ngoài sự mất cân đối cơ cấu sản phẩm thì tổng lượng nguồn cung chưa được cải thiện, vẫn rơi tình trạng khan hiếm. Nguyên nhân là do về cơ chế vẫn đang trong quá trình chờ sửa luật, nhiều dự án bị đắp chiếu do các quy định pháp lý mâu thuẫn, tạo điểm nghẽn trong thời gian dài. Nguồn cung nhà ở xã hội vẫn không thể triển khai cũng chỉ vì pháp luật chưa thực sự cởi mở.

Ngoài ra, thị trường vẫn đối mặt với hàng loạt rào cản như các quy định về quy hoạch thì thiếu tính đồng bộ, mâu thuẫn với 1 số luật liên quan nên các địa phương khó thực hiện. Quy định về đất đai thì gây ra khó khăn trong việc giao đất, đền bù giải phóng mặt bằng. Quy định về thuế khiến các địa phương gặp khó khăn trong việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất. Các quy định về đô thị nhà ở gây khó khăn trong việc lựa chọn chủ đầu tư, đặc biệt là chủ đầu tư dự án đô thị, nhà ở. Ngoài ra, quy trình thủ tục nhà ở xã hội còn nhiều bất cập, chưa thực sự hấp dẫn, thu hút chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Lực đẩy của thị trường bất động sản năm 2023

Dù 2022 là một năm khó khăn của thị trường bất động sản nhưng vẫn có những điểm sáng của nền kinh tế vĩ mô và đây sẽ là nền tảng, đà bật của thị trường bất động sản trong năm 2023.

Về tăng trưởng GDP thì GDP Việt Nam trong năm 2022 đạt mốc 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Trong thu hút FDI, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn trụ hạng ở vị trí thứ 2 trong các ngành thu hút vốn đầu tư FDI lớn nhất năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%. Dòng vốn chủ yếu tập trung vào thị trường bất động sản công nghiệp và một số dự án bất động sản lớn.

Thị trường M&A bất động sản ghi nhận tín hiệu tích cực khi tiếp tục tăng nhiệt với dòng vốn ngoại. Nguồn vốn của thị trường tiếp tục được bổ sung với tổng lượng kiều hối đổ về Việt Nam được dự báo vẫn tăng so với năm 2021, đạt 19 tỷ USD.

Về hành lang pháp luật, ông Đính cho biết các vướng mắc pháp luật đang trong quá trình tháo gỡ và hoàn thiện. Cụ thể, Chính Phủ và Quốc hội đã có nhiều giải pháp rất tổng thể để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản như thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo sửa đổi NĐ 65/2022/NĐ-CP của chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 21/12/202 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo hướng mở hơn, lộ trình phù hợp hơn; Công điện 1164/CĐ-TTg về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở... Loạt động thái này đã và đang vực dậy niềm tin cho các nhà đầu tư và người mua ở thực.

Về nhu cầu thị trường nhà ở giai đoạn 2021-2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại các khu vực đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện khoảng 40% và sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2030, đòi hỏi mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị.  Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển dự án phù hợp với nhu cầu ở thực.

Về tài chính, Bộ Tài chính đã ban hành nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn, làm cơ sở để các doanh nghiệp tiếp tục phát hành trái phiếu.

Về đầu tư công, tính đến cuối năm 2022, có 12 Bộ và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 80%, thậm chí có nơi đã giải ngân đạt đến 100%. Thông qua gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng, động lực phát triển nhà ở xã hội. Chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, trong đó nhóm dự án hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn sẽ tạo ra nhiều khu kinh tế, du lịch, đô thị... kéo theo đó sẽ là nhu cầu về nhà ở, nghỉ dưỡng. dịch vụ, văn phòng,... đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp trong xu thế chuyển dịch các cơ sở công nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia của thế giới. Tất cả những yếu tố chuyển biến này sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam có sự khởi sắc trong năm 2023.

T.H

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Beachside Bliss - Nơi trải nghiệm ẩm thực và khoảnh khắc đáng nhớ

Được tọa lạc ngay giữa khu Vin Wonder Cửa Hội, Nghệ An, nhà hàng Beachside Bliss là một không ...

Một số lưu ý người mới đầu tư đất nền nên quan tâm

Đất nền không phải một loại hình đầu tư bất động sản mới nhưng lại không bao giờ lỗi thời và ...

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Để tránh tiền mất tật mang vì đầu tư đất nền, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, ...

Các "tay to" nhận định ra sao về thị trường bất động sản năm nay?

Tại cuộc họp thường niên với cổ đông, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đưa ra những dự báo, nhận ...
Hotline