Lưu ý những rủi ro khi đầu tư bất động sẩn ở giai đoạn hiện nay

Từ nay đến hết quý 1/2022, thị trường tiếp tục có những khó khăn và rủi ro như vướng thủ tục hành chính, pháp lý và các địa phương mới bắt đầu triển khai thực hiện các chính sách mới, nên chưa có tác động mạnh đến thị trường. Do đó, người dân khi giao dịch bất động sản cần cẩn trọng trước các tin đồn.

dau-tu-bat-dong-san-doanhnhansaigon-1508451317

Khoảng lặng thị trường

Đánh giá về thị trường BĐS các chuyên gia kinh tế và bất động sản đều cho rằng thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc. Sự tăng trưởng này đến từ lo ngại kinh tế tăng trưởng thấp, đồng tiền mất giá. Vì vậy, dòng tiền đổ vào các thị trường mang tính đầu tư dài hạn rất lớn, trong đó có BĐS. Tuy nhiên, BĐS tăng giá trong tương lai sẽ chủ yếu nhờ tăng giá đất, chứ không do công trình xây dựng, dù có nhiều công trình dát vàng hay kèm các nội thất hiện đại cũng không làm thay đổi giá trị đáng kể.

Bước sang quý IV-2021, lượng tin rao bán và mức độ quan tâm của người tiêu dùng tăng lên là dấu hiệu cho thấy thị trường này đã bắt đầu sôi động trở lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần tránh “tâm lý đám đông” khi tham gia giao dịch nhà đất, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Trong bối cảnh bên bán tìm mọi cách để gia tăng tỷ lệ giao dịch, bên mua lại càng thận trọng, tìm hiểu kỹ sản phẩm bất động sản rao bán, nhằm tránh chạy theo “sốt ảo”, góp phần đẩy giá nhà đất tăng lên.

Nhiều ý kiến cho rằng, bất động sản nói chung và đất nền nói riêng là kênh đầu tư ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam, lịch sử bất động sản trong những năm qua cũng cho thấy đầu tư vào đất nền không bị giảm giá.

Khảo sát gần đây của một công ty quản lý quỹ cho thấy giá đất nền đạt mức tăng trung bình 7-10%/năm trong khoảng 20, thậm chí 30 năm vừa qua. Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam cho biết hiện nay, rất nhiều người mua bất động sản là đầu tư đầu cơ - tức là mua để bán lại. Trong khi nếu nhu cầu về nhà ở vừa túi tiền được đáp ứng thì nhu cầu đầu tư mua bán lại sẽ bớt rất nhiều. Từ đó, thị trường bất động sản sẽ có những phát triển ổn định, vững mạnh hơn so với giai đoạn 2008-2009. “Tôi nghĩ rằng nhu cầu bất động sản nói chung và đất nền nói riêng vẫn sẽ phát triển do quá trình hình thành dân cư, đô thị hóa… Nhưng sự phát triển đó sẽ mang tính chất bền vững và ổn định hơn. Những rủi ro về sốt ảo hay bong bóng cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn”, ông Hoàng nói.

Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế vẫn khuyên các nhà đầu tư là nên biết mình - biết người. Biết mình là phải xác định mình thuộc nhóm nhà đầu tư nào như e ngại rủi ro, trung dung hay thích mạo hiểm.

“Đối với tiêu chí đầu tư bất động sản nói chung và đất nền nói riêng, tôi vẫn khuyên nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ pháp lý có ổn không, quy hoạch, hạ tầng - an ninh - cảnh quan như thế nào, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh thì môi trường sống và cảnh quan cũng rất quan trọng. Một yếu tố nữa là chủ đầu tư, những chủ đầu tư đứng đắn, làm ăn nghiêm túc sẽ đỡ rủi ro hơn rất nhiều”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo ông Lực, thanh khoản bất động sản rất quan trọng. Đầu tư bất động sản nói chung và đất nền nói riêng là khoản đầu tư trung và dài hạn, đầu tư lướt sóng sẽ rủi ro trong năm 2022.

Cần chính sách khơi thông

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, thị trường BĐS trong thời gian tới vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Dù BĐS không phải là ngành chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, nhưng dịch kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư từ các thị trường khác tác động vào BĐS, đơn cử như giá vật liệu xây dựng vừa qua tăng cao làm giá thành đầu tư BĐS tăng theo. Đồng thời, các cơ chế về đất đai vẫn chưa được tháo gỡ kịp thời, mặc dù các hoạt động đầu tư liên quan đến xây dựng đã thông thoáng hơn, nên các vấn đề về giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng rất khó khăn.

Đáng chú ý, bộ máy chính quyền địa phương mới bắt đầu triển khai thực hiện các chính sách mới, nên chưa có tác động mạnh đến thị trường. Sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới đã tác động đến thị trường BĐS và khó khăn này có thể sẽ kéo dài ít nhất là đến hết năm 2022.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, đáp ứng nhu cầu mới, trước tiên phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về đầu tư kinh doanh BĐS, sửa đổi bổ sung Luật Đất đai, quy định đầu tư kinh doanh BĐS nhà ở. Do đó, trong thời gian tới, chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh BĐS nghiêm túc thực hiện trình tự thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục giao đất.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở phải đảm bảo đồng bộ hạ tầng, đảm bảo tính pháp lý và kinh doanh đúng pháp luật. Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng khuyến cáo người dân bình tĩnh, cẩn thận trước những thông tin đồn thổi. “Người dân khi thực hiện các giao dịch BĐS cần xem xét cẩn thận các hồ sơ pháp lý và chỉ giao dịch với các dự án có pháp lý rõ ràng”, ông Sinh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi chia sẻ, thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành một số nghị định liên quan đến kinh doanh BĐS. Bộ Xây dựng cũng đang nghiên cứu sửa đổi trình Chính phủ vào quý III, IV/2021 để Chính phủ ban hành những quy định cụ thể hơn, nhằm hạn chế hoặc kiểm soát các hoạt động giao dịch của thị trường, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến đất nền, kinh doanh BĐS. 

T.H

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Beachside Bliss - Nơi trải nghiệm ẩm thực và khoảnh khắc đáng nhớ

Được tọa lạc ngay giữa khu Vin Wonder Cửa Hội, Nghệ An, nhà hàng Beachside Bliss là một không ...

Một số lưu ý người mới đầu tư đất nền nên quan tâm

Đất nền không phải một loại hình đầu tư bất động sản mới nhưng lại không bao giờ lỗi thời và ...

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Để tránh tiền mất tật mang vì đầu tư đất nền, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, ...

Các "tay to" nhận định ra sao về thị trường bất động sản năm nay?

Tại cuộc họp thường niên với cổ đông, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đưa ra những dự báo, nhận ...
Hotline