Bất động sản thời Covid-19: Chờ hay Chiến?

Ảnh hưởng của Covid-19 lên thị trường bất động sản

Bên cạnh ảnh hưởng từ những khó khăn năm 2019 như siết vốn tín dụng, vướng mắc về pháp lý,… bất động sản năm 2020 càng trở nên ảm đạm do dịch cúm Covid-19.

Sau hơn 3 tháng dịch viêm phổi cấp Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có bất động sản. Cụ thể, dịch bệnh corona đã khiến bất động sản nghỉ dưỡng “tê liệt” vì không có khách du lịch. Các loại hình bất động sản khác như nhà ở, đất nền, bất động sản thương mại cũng có những dấu hiệu giảm nhiệt nhất định. Các doanh nghiệp bất động sản chưa có kế hoạch bung dự án mới, các nhà đầu tư lo lắng cho sức khỏe nên còn hạn chế ra ngoài giao dịch,…

covid-19

Bất động sản nghĩ dưỡng “tê liệt” vì Covid-19

Sau khi Việt Nam chữa khỏi 16 ca nhiễm Covid-19 thành công và tình hình dịch bệnh có dấu hiệu lạc quan, thị trường bất động sản được dự đoán sẽ sớm hồi phục. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bệnh nhân số 17 đã gây nên những diễn biến vô cùng phức tạp. Nữ bệnh nhân từng đi qua các vùng dịch lớn nhất châu Âu (Anh, Pháp, Ý) và tiếp xúc với nhiều người trước khi cách ly, khiến việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Đến nay Việt Nam đã có 32 ca nhiễm, trong đó có 11 ca liên quan đến bệnh nhân số 17

Người dân và khách du lịch nước ngoài chủ động hơn trong việc phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế tham gia các hoạt động mua sắm, du lịch, nghỉ dưỡng. Do đó, nhiều ngân hàng áp dụng chính sách giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ, vô tình gây ra rủi ro lạm phát, tác động đến thị trường chung. Ngoài ra, dịch bệnh khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, kéo theo nhu cầu vốn cho nền kinh tế giảm, vốn cho bất động sản bị siết.  

Nhà đầu tư bất động sản nên làm gì trong thời Covid-19?

Trước những diễn biến khó lường của thị trường bất động sản năm 2020, nhiều “ông lớn” hồi tưởng lại cuộc khủng hoảng bất động sản giai đoạn 2007-2008.

Hàng loạt dự án đã không thể hoàn thành do nạn đầu cơ nhà đất, lãi suất vốn vay tăng đột biến, gây nên một giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin của người tiêu dùng. Điều đó đã đẩy thị trường xuống đáy sâu mà phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hồi phục. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư đã thấy được sự “bất bình thường” của thị trường do cầu tăng mạn nhưng cung không tăng, tỉnh táo để không chạy theo số đông.

Tương tự trong thời Covid-19, thị trường bất động sản đang dần trở nên “đông cứng”, không ít nhà đầu tư đặt ra bài toán, nên chờ thị trường lắng xuống hay đi ngược lại số đông để đầu tư trong cơn “bĩ cực”?

covid-19-1

Nên đầu tư hay chờ thời cơ trong mùa Covid-19?

 

Thị trường ảm đạm cộng hưởng với tâm lý đám đông, nhiều nhà đầu tư e ngại xuống tiền vào thời điểm này. Đồng thời duy trì tâm lý thận trọng, quan sát số liệu thực tế về tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng như những tác động của nó đến thị trường mới đưa ra quyết định.

Mặt khác, nhiều người cũng nhận định, mùa dịch Covid-19 là thời điểm lý tưởng để đầu tư bởi: Số lượng dự án tung ra thị trường đang vô cùng khan hiếm, hầu hết là những dự án có đầy đủ pháp lý, của các chủ đầu tư uy tín và có năng lực; Lượng khách hàng giao dịch cũng giảm mạnh, là cơ hội để mua những dự án chất lượng mà không phải chen chân tranh giành; Bất động sản không bị “thổi giá”, dễ dàng mua dự án bất động sản với giá cả phù hợp.

Do đó, việc “chờ” hay “chiến” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác đòi hỏi các nhà đầu tư phải luôn quan sát và nhạy bén trên thị trường để đưa ra quyết định ít rủi ro nhất. Sự xuất hiện của Covid-19 là cơ hội để sàng lọc, tìm kiếm nhà đầu tư có năng lực trên thị trường và cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tìm được những thương vụ khả thi tại Việt Nam.

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sắp phạt nặng người không đăng ký đất đai lần đầu?

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai ...

Thị trường bất động sản đang diễn biến như thế nào?

Theo VARS, trong quý vừa qua, các chủ đầu tư đã có động thái mở giỏ hàng mới, các sàn giao dịch ...

Dư nợ tín dụng bất động sản hơn 2,8 triệu tỷ đồng

NHNN cho biết dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2023 khoảng 2,88 triệu tỷ đồng, trong đó ...

Tác động từ thay đổi Luật trong thị trường bất động sản

Ba luật liên quan đến thị trường bất động sản vừa được thông qua là Luật Đất đai (sửa đổi), ...
Hotline