Các loại giấy tờ cần xác thực pháp lý trước khi quyết định mua nhà đất

Bạn mất 3 - 6 tháng để có thể mua nhà thành công, nhưng vẫn không thể lường hết được các rủi ro tiềm ẩn bởi không có đủ kiến thức kiểm tra tính minh bạch của nhà đất. Vì vậy, để tránh được các bẫy mua bán nhà đất người mua nên cẩn thận kiểm tra pháp lý của đất và chủ đất.

ben-mua-nha-can-giay-to-gi-1

Kiểm tra tính pháp lý của đất và chủ đất như thế nào?

- Nên yêu cầu chủ nhà cung cấp các loại giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu nhà đất là sổ hồng. Đối với trường hợp nhà ở thì cần chủ nhà cung cấp thêm biên lai thuế cung cấp bản vẽ hiện nay trong đó có ghi rõ chuyện quy hoạch hay không quy hoạch như thế nào.

- Kiểm tra nhân thân chủ đất để chắc chắn không giao dịch với phía chủ thể không có thẩm quyền: giấy chứng minh thư nhân dân của người bán, cẩn thận nên hỏi thêm người dân xung quanh, tổ dân phố…để lấy thêm thông tin về người chủ.

- Nếu người bán không cung cấp được các giấy tờ liên quan, bạn và họ có thể đến văn phòng công chứng, nơi quản lý nguồn đất bạn mua để kiểm tra thông tin. Ngoài ra có thể hỏi ở phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có miếng đất đó.

Sau khi xem xét nên mượn bản photo sao y chứng thực, đồng thời liên hệ UBND thành phố, quận, huyện tại khu vực nhà đất muốn mua xin cung cấp thông tin về căn nhà để biết chắc chắn rằng bất động sản đó không hề bị vướng quy hoạch hay tranh chấp khiếu nại gì.

Các loại giấy tờ cần thiết để xác nhận tính pháp lý của nhà đất và chủ nhà đất

Theo chuyên gia pháp lý, các loại giấy tờ cần thiết dưới đây người mua phải đặc biệt lưu ý trong quá trình kiểm tra pháp lý nhà đất và chủ nhà đất

Thông tin cá nhân của chủ nhà, bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
  • Hộ khẩu
  • Xác nhận độc thân/giấy cam kết tài sản chung riêng của vợ chồng hoặc đăng ký kết hôn.

Thông tin về nhà đất, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở đã cấp;
  • Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho/thừa kế ….và tờ khai lệ phí trước bạ đi kèm (đối với trường hợp đã đăng bộ);
  • Tờ khai lệ phí trước bạ đi kèm GCN;
  • Hồ sơ thuế đất hàng năm;
  • Bản vẽ sơ đồ nhà ở đất ở (trường hợp đăng bộ xây dựng);
  • Giấy phép sửa chữa, xây dựng, Tờ khai lệ phí trước bạ đính kèm (trường hợp đã đăng bộ xây dựng hoặc đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất – gọi chung là đăng bộ xây dựng);
  • Quyết định đổi số nhà (nếu có);
  • Thỏa thuận phân chia tài sản chung riêng/ quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án;
  • Giấy xác nhận của Ngân hàng (trường hợp đang thế chấp).
  • Trường hợp mua qua trung gian như môi giới, sàn giao dịch BĐS thì cần có các giấy tờ chứng minh tư cách của các chủ thể này, ví dụ như giấy ủy quyền, hợp đồng dịch vụ môi giới…

S.T

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các kênh đầu tư bất động sản

Đầu tư vào bất động sản là một cách đầu tư phổ biến và sinh lời gần như nhiều nhất. Dựa trên ...

Lãi suất cố định giúp tăng giao dịch bất động sản

Các chuyên gia đánh giá, gói vay mua nhà với lãi suất cố định là giải pháp mới cho thị trường ...

Bất động sản vẫn là kênh trú ẩn, làm tăng lợi nhuận nhiều

Khép lại năm 2023, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng bước vào ...

Đầu tư bất động sản làm sao để sinh lời?

Chỉ trong năm 2023, hàng loạt nhà đầu tư bất động sản không thể ra được hàng dù "cắt lỗ". Và ...
Hotline