Động thái mới của nhà đầu tư bất động sản

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, có khá nhiều NĐT đang ôm hàng vẫn cố gắng chờ đợi cho hết năm qua dịch. Trong khi một số khác vẫn bình tĩnh “xuống tiền” với BĐS giữa mùa dịch. Tâm lý này có lẽ chỉ xuất hiện ở đợt dịch lần 3 và lần này.

Nếu như đợt Covid-19 lần 1 và lần 2, nhiều NĐT e dè, chần chừ với thị trường BĐS. Thậm chí, hiện tượng bán tháo, bán lỗ, bán giảm giá sâu với căn hộ, đất nền diễn biến mạnh hơn, thì hiện tại, Covid-19 ít làm các NĐT địa ốc "lung lay" hơn. Lý do được các chuyên gia đưa ra là bởi NĐT đã trải qua nhiều đợt dịch, tâm lý đã quen với những biến động của thị trường nên không còn hoảng loạn như 2 đợt dịch đầu. Và, có một thực tế là sau mỗi đợt Covid-19 tạm đi qua thì thị trường BĐS lại ổn định trở lại nhanh chóng, sức mua tăng, nhu cầu tăng nên theo diễn biến đó, NĐT càng tự tin vào thị trường BĐS.

photo1623164509345-16231645096081531982942

Sau mỗi đợt sốt đất đi qua, cùng diễn biến phức tạp của thị trường BĐS, câu hỏi đặt ra là liệu có xảy ra tình trạng bán tháo, cắt lỗ BĐS hay không, với đợt dịch lần này, đa số chuyên gia khẳng định rất khó để NĐT phải bán tháo BĐS, bởi họ đã bình tĩnh hơn rất nhiều sau các đợt dịch và diễn biến khó lường của thị trường BĐS. Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, hiện tâm lý của NĐT BĐS rất bĩnh tĩnh. Dù thị trường hiện tại sẽ không có nhiều giao dịch mua bán nhưng mức giá cũng không có gì thay đổi. Mặc dù dịch đang diễn biến phức tạp nhưng do tâm lý đã quen với các đợt dịch nên NĐT không còn hoang mang hay hoảng loạn. Vì thế, những NĐT đang ôm BĐS đã xác định đầu tư lâu dài nên họ vẫn để đó, tâm lý là chờ đợi cho hết năm qua dịch. Tâm lý chờ và quan sát, không vội vã như đợt dịch đầu tiên cho thấy sự khác biệt trong tâm lý của đa số NĐT.

Động thái mới của nhà đầu tư bất động sản - Ảnh 1.

Cũng theo vị chuyên gia này, tất nhiên mốt số NĐT kẹt tiền thì vẫn phải bán, nhưng ngược lại, một số NĐT sẵn tiền thì vẫn đi săn BĐS. Cùng quan điểm, ông Mai Đức Toàn, chuyên gia BĐS cho hay, hậu sốt đất và Covid là thời điểm để nhà đầu tư đánh giá lại toàn diện thị trường và sắp xếp các danh mục đầu tư phù hợp. Bên cạnh đó, đa phần các nhà đầu tư sẽ thêm một lần thận trọng và "bĩnh tĩnh" hơn trước những thông tin quy hoạch, là bài học cần thiết để thị trường BĐS phát triển theo hướng minh bạch, bền vững hơn. Theo ông Toàn, sức mua và thanh khoản của thị trường BĐS có thể giảm hoặc chững lại trong thời kỳ dịch bệnh nhưng xét chung toàn thị trường, việc giảm giá là khó. Sẽ có những trường hợp rao bán cắt lỗ, song chủ yếu là thị trường thứ cấp nên rất khó ghi nhận. Mặt khác, kể cả có rao bán cắt lỗ thì giá bán chỉ giảm khoảng 10-20% chứ không sâu hơn. Bởi nếu giảm quá nhiều, người bán không chịu nổi, dẫn đến tình trạng cung không gặp cầu.

"Theo tôi, bất chấp dịch bệnh, giá BĐS vẫn tăng do các loại thuế, chi phí xây dựng, nhân công, tỷ lệ trượt giá đều tăng,…, Tuy nhiên, tăng biên độ bao nhiêu thì còn do thị trường quyết định. Bởi nếu tăng cao so với giá trị thực, vượt ngưỡng "cầu" thì sẽ không có giao dịch", ông Toàn nhấn mạnh. Theo các chuyên gia, qua thời gian, nhà đầu tư cũng dần "trưởng thành" hơn, từng bước có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và không dễ bị tác động bởi các thông tin không chính thống. Cùng với đó, các quy định pháp lý dần được hoàn thiện giúp cơ quan chức năng điều tiết và quản lý thị trường hiệu quả hơn. Điều đó cũng có nghĩa rằng bộ phận người môi giới muốn tạo tin đồn và hiệu ứng đám đông để trục lợi cũng dần dần không dễ dàng "hoành hành" như trước đây nữa. Tuy vậy, nguy cơ sốt đất là vẫn còn và các kịch bản ứng phó vẫn rất cần thiết.

Theo nhận định, tâm lý với kênh đầu tư BĐS của đa số NĐT vẫn khá ổn định. Trong giai đoạn này, có thể NĐT sẽ chờ và quan sát, giữ tâm lý bình tĩnh để đón những tín hiệu tích cực từ thị trường. Có thể thấy, cơ hội cho thị trường BĐS vẫn còn khá tươi sáng ở phía trước, tác động bởi một số yếu tố như: Chương trình vaccine được đẩy mạnh. Theo thông tin gần đây nhất thì Việt Nam vừa đàm phán mua 170 triệu liều vaccine, nhiều khả năng chúng ta đủ vaccine tiêm cho 70% dân số và đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay. Như vậy nếu mọi việc thuận lợi thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dần phục hồi và thị trường BĐS cũng có tín hiệu khởi sắc trở lại trong khoản đầu năm 2022. Đồng thời khi dịch bệnh sẽ không còn là vấn đề đáng ngại của thị trường BĐS. Chia sẻ của ông Mai Đức Toàn mới đây cho thấy, thị trường BĐS chưa thể "nóng" ngay sau khi kết thúc dịch bệnh, nhưng khả năng phục hồi là rất cao. Nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát cộng với dòng vốn từ chứng khoán, vàng, tiết kiệm đổ về, BĐS vẫn sẽ là kênh sôi động trong cuối năm. Khả năng sốt đất vẫn có thể diễn ra tuy nhiên chỉ là những cơn sốt cục bộ, diễn ra trong thời gian ngắn, ở địa phương có biến động mạnh về quy hoạch, giao thông hạ tầng.

Hạ Vi (theo Tri thức trẻ)

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Beachside Bliss - Nơi trải nghiệm ẩm thực và khoảnh khắc đáng nhớ

Được tọa lạc ngay giữa khu Vin Wonder Cửa Hội, Nghệ An, nhà hàng Beachside Bliss là một không ...

Một số lưu ý người mới đầu tư đất nền nên quan tâm

Đất nền không phải một loại hình đầu tư bất động sản mới nhưng lại không bao giờ lỗi thời và ...

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Để tránh tiền mất tật mang vì đầu tư đất nền, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, ...

Các "tay to" nhận định ra sao về thị trường bất động sản năm nay?

Tại cuộc họp thường niên với cổ đông, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đưa ra những dự báo, nhận ...
Hotline