Hàng loạt nút thắt được tháo gỡ, nhiều hướng đi mới cho thị trường bất động sản

Cùng với nỗ lực tháo các nút thắt về pháp lý để cứu vãn nguồn cung, bài toán về dòng tiền cũng đã có lời giải, từ đó dần cải thiện được thanh khoản của thị trường bất động sản.

anh_1_23

Các giải pháp gỡ khó cho thị trường

 Hàng loạt tín hiệu tích cực đang mở ra với thị trường bất động sản. Mới đây nhất, ngày 5/3 Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023 cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Đáng chú ý, Nghị định tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa thêm 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành đã công bố với nhà đầu tư.

 Nghị định 08 có hiệu lực ở thời điểm này được chuyên gia đánh giá sẽ tác động tích cực nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị trường bất động sản, tài chính, giúp các chủ đầu tư thêm phương án giãn nợ, giảm áp lực đáo hạn cho trái phiếu.

 Trước đó, trong tháng 2/2023, Chính phủ cũng đưa ra dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp cho thị trường bất động sản, trong đó có nhiều đề xuất được đánh giá sẽ giúp giảm áp lực cho doanh nghiệp bất động sản như: Đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn; tiếp tục cấp tín dụng với dự án bất động sản có phương án vay vốn khả thi, khách hàng có tiềm lực tài chính; giảm lãi suất cho vay.

Ngoài ra, nhiều dấu hiệu tích cực được dự báo sẽ làm ấm thị trường bất động sản như gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hay mục tiêu giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023…

 Dòng vốn đang được khơi thông

 Hàng loạt giải pháp tháo gỡ các khó khăn của thị trường bất động sản đang được các bộ, ngành, địa phương triển khai trong vài tháng qua. Nghị quyết vừa được Chính phủ ban hành mới đây cũng tiếp tục yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải tính toán để khơi thông dòng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

 Cụ thể, ngày 16/2, Agribank thông báo lãi suất cho vay có thể được điều chỉnh giảm tối đa 3%/năm so với mức đang áp dụng. VietinBank cũng công bố dành gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 7%/năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới phát triển hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2023… Danh sách các ngân hàng “hạ nhiệt” lãi suất đang tiếp tục dài thêm, giúp thị trường cải thiện thanh khoản.

 Cùng với đó, cũng phải kể tới dòng tiền dồi dào từ lượng kiều hối được chuyển về trong nước từ trước Tết. Cụ thể, năm ngoái, kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5%. Đáng nói là khoảng 25% số tiền này được đổ vào thị trường bất động sản, giúp lượng giao dịch tăng mạnh trong thời gian qua.

 Triển vọng thị trường hồi phục còn đến từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Việt Nam đã được hơn 200 đại diện cấp cao của các công ty đầu tư hàng đầu bình chọn là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất, nhì trong nhóm các thị trường mới nổi; đồng thời lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, bất động sản là một trong những “thỏi nam châm” hút dòng tiền lớn nhất, với khoảng 4,45 tỉ USD vào năm ngoái.

T.H

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sắp phạt nặng người không đăng ký đất đai lần đầu?

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai ...

Thị trường bất động sản đang diễn biến như thế nào?

Theo VARS, trong quý vừa qua, các chủ đầu tư đã có động thái mở giỏ hàng mới, các sàn giao dịch ...

Dư nợ tín dụng bất động sản hơn 2,8 triệu tỷ đồng

NHNN cho biết dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2023 khoảng 2,88 triệu tỷ đồng, trong đó ...

Tác động từ thay đổi Luật trong thị trường bất động sản

Ba luật liên quan đến thị trường bất động sản vừa được thông qua là Luật Đất đai (sửa đổi), ...
Hotline