Những lầm tưởng khi mua bán nhà cần biết

Mua hoặc bán nhà là một trong những quyết định tài chính lớn nhất mà bạn sẽ thực hiện trong đời. Những thông tin không chính xác sẽ làm sai lệch, khiến cho quyết định mua bán nhà càng trở nên rủi ro, nguy hiểm hơn. Sau đây là những thông tin mà nhiều người lầm tưởng nhưng không đúng hoặc chưa đúng.

1c

1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chỉ có giấy viết tay, vẫn được cấp sổ đỏ?

Tùy trường hợp!

Việc cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Nguồn gốc sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, tình trạng pháp lý (tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện);
  • Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của người chuyển nhượng đất; và 
  • Các thủ tục pháp lý khác (như đo vẽ, xác nhận ranh với các người sử dụng đất liền kề…)

2. Mọi trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng vi bằng giữa các cá nhân đều trái luật?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Không được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

3. Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không cần công chứng?

Đúng. Theo pháp luật không cần công chứng! Tuy nhiên để đảm bảo, hãy tìm hiểu thêm lời khuyên của chuyên gia dưới đây:

Đặt cọc là việc người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất/người mua nhà giao cho bên chuyển nhượng/bên bán một tài sản (tiền hoặc kim khí, đá quý) trong thời hạn nhất định.

Trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hai bên thường sẽ lập một bản hợp đồng đặt cọc nhằm hai mục đích: đảm bảo giao kết hoặc hợp đồng chuyển nhượng/mua bán được thực hiện.

Theo quy định của pháp luật hiện hành (Luật dân sự, Luật đất đai), hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán nhà ở không bắt buộc các bên phải có công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên để đảm bảo quyền, lợi ích và theo nhu cầu các bên có thể yêu cầu công chứng Hợp đồng đặt cọc tại các Phòng Công chứng nhà nước hoặc Văn phòng Công chứng.

4. Mua bán nhà giữa các cá nhân bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực?

Đúng! 

Công chứng là việc công chứng viên của một Phòng Công chứng Nhà nước/Văn phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác bằng văn bản,…

Chứng thực được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận tính chính xác và tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký của các cá nhân trong các quan hệ dân sự, kinh tế,…

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng mua bán nhà và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Nếu hợp đồng này không được công chứng/chứng thực thì bị coi là vô hiệu hay không có hiệu lực pháp luật và không thể làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật được.

Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì không cần phải thực hiện công chứng/chứng thực.

5. Các cá nhân Việt Nam được quyền mua nhà ở bằng ngoại tệ?

Nhà nước không cho phép việc thanh toán tiền mua bán nhà ở bằng ngoại tệ. Nếu công dân Việt Nam thực hiện hành vi đó thì giao dịch mua bán nhà ở sẽ bị vô hiệu do vi phạm vào điều cấm của luật. 

6. Đất không có sổ đỏ, thì không được chuyển nhượng?

Về nguyên tắc, người không có quyền sử dụng đất (thể hiện bằng việc đã được cấp sổ đỏ) thì không có quyền chuyển nhượng đất đó.

Đất không có sổ đỏ là đất chưa được Nhà nước cấp quyền sử dụng cho tổ chức/cá nhân nào đó, hoặc; 

Tổ chức/cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa hoặc đã/đang xin cấp sổ đỏ mà chưa được Nhà nước cấp sổ đỏ vì các nguyên nhân khách quan/chủ quan nào đó, như: đất thuộc khu quy hoạch làm công viên, công trình công cộng, đất đang có tranh chấp,…

7. Nhà đang thế chấp tại ngân hàng thì không được bán?

Được quyền bán với các điều kiện: 

Bên bán phải thông báo và được Ngân hàng nhận thế chấp đồng ý trong việc tất toán hợp đồng thế chấp trước hạn (bên bán thanh toán hết khoản nợ với ngân hàng, nhận lại sổ đỏ), hoặc;

Ngân hàng đồng ý cho bên mua tiếp tục thực hiện việc thế chấp và thanh toán tiếp khoản vay (tùy thuộc vào quy định và điều kiện cho vay của ngân hàng nhận thế chấp căn nhà đó).

S.T

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sắp phạt nặng người không đăng ký đất đai lần đầu?

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai ...

Thị trường bất động sản đang diễn biến như thế nào?

Theo VARS, trong quý vừa qua, các chủ đầu tư đã có động thái mở giỏ hàng mới, các sàn giao dịch ...

Dư nợ tín dụng bất động sản hơn 2,8 triệu tỷ đồng

NHNN cho biết dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2023 khoảng 2,88 triệu tỷ đồng, trong đó ...

Tác động từ thay đổi Luật trong thị trường bất động sản

Ba luật liên quan đến thị trường bất động sản vừa được thông qua là Luật Đất đai (sửa đổi), ...
Hotline