Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong một số trường hợp nhất định, việc phép chuyển đổi được quy định tại khoản 1, điều 57 Luật đất đai 2013 như sau:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”
Nếu bạn cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hãy xem miếng đất của mình thuộc trường hợp nào trong số trên. Nếu không nằm trong đó, bạn không cần thực hiện quy trình và thủ tục chuyển đổi. Cụ thể là các loại đất trồng cây lâu năm sang đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm, chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp hay đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất trồng cây hàng năm.
Thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất 2021 cũng đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất được phân thành 2 trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức. Cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục
Hồ sơ, thủ tục được quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. Cụ thể:
Ngoài ra khi nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cần xuất trình thêm thẻ căn cước công dân nếu được cơ quan yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng tài Nguyên và Môi trường tại nơi mình sinh sống. Trường hợp thiếu hồ sơ hay cần bổ sung gì, sau khi nhận 3 ngày, cơ quan sẽ thông báo đến bạn.
Bước 3: Xử lý và giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ từ cá nhân hay hộ gia đình, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành xử lý, thẩm định. Sau đó sẽ hướng dẫn người thực hiện nộp lệ phí chuyển đổi mục đích sử dụng.
Bước 4: Trả kết quả
Trong thời gian 15 ngày bạn sẽ được trả kết quả có được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không. Với các huyện vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn về kinh tế - xã hội sẽ trả sau 25 ngày.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để thay đổi mục đích sử dụng đất, các tổ chức sẽ cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
Văn bản đã được thẩm định cho phép thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất dự án…
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tổ chức cũng tiến hành nộp hồ sơ lên Phòng Tài nguyên và Môi trường để xét duyệt hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu sẽ được thông báo cho tổ chức để bổ sung. Sau đó được hướng dẫn nghĩa vụ nộp lệ phí chuyển đổi mục đích sử dụng.
Bước 3: Xử lý và giải quyết hồ sơ
Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và thẩm định thông tin. Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh được thẩm định, người chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ tiến hành nộp lệ phí.
Bước 4: Trả kết quả hồ sơ
Trong thời gian 15 ngày bạn sẽ được trả kết quả có được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không. Với các huyện vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn về kinh tế - xã hội sẽ trả sau 25 ngày.
Quy trình và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất về cơ bản được tiến hành với các bước như trên. Nếu bạn đang chuẩn bị chuyển đổi mục đích sử dụng, hãy tham khảo những hướng dẫn, chia sẻ từ jpland để thực hiện việc chuyển đổi thành công.