Phân khúc đầu tư nào chiếm lĩnh thị trường bất động sản thời gian tới?

Theo đánh giá của chuyên gia, chung cư sẽ là phân khúc chiếm tỷ trọng cao nhất của thị trường nhà ở. Đây cũng là phân khúc đầu tư “chiếm sóng” thị trường bất động sản thời gian tới.

image00120231031150729

Theo khảo sát của Phòng Nghiên cứu Thị trường, Viện Nghiên cứu Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES), lượng giao dịch chung cư trong quý 3/2023 có xu hướng tăng hơn 20% so với quý 1/2023. Chung cư thuộc nhóm sản phẩm giữ giá trong giai đoạn thị trường suy giảm mạnh. Trên 60% nhà môi giới cho rằng, chung cư là phân khúc tiềm năng nhất năm 2023, nhất là dòng sản phẩm trung cấp tại các thành phố lớn.

Theo phân khúc, căn hộ chung cư cũng sẽ là phân khúc chiếm tỷ trọng cao nhất của thị trường bất động sản nhà ở (chiếm khoảng 90% nguồn cung nhà ở thương mại). VIRES cho rằng, nguồn cung thị trường căn hộ chung cư sẽ tăng trung bình khoảng 20 - 25%/năm trong giai đoạn phục hồi 2024 - 2026, nhu cầu và tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt mức cao 90 - 96% so với mức 88 - 89% giai đoạn 2020 - 2021. Tại Hà Nội và TP HCM, nguồn cung căn hộ chung cư giai đoạn 2024 - 2026 sẽ khôi phục mức 70.000 - 85.000 căn/năm (tương đương thời điểm trước dịch Covid-19) với giá trị tương đương khoảng 4.000 - 5.000 tỷ đồng/năm.

Mặt bằng giá chung cư sẽ tiếp tục tăng, song doanh nghiệp bất động sản nhà ở và người mua nhà cũng sẽ được hưởng lợi bởi các gói/chương trình hỗ trợ theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022 - 2023. Với tốc độ đô thị hóa tăng dần (đạt 45-50% trong giai đoạn 2022-2030), dự kiến dân số đô thị sẽ chiếm 45% dân số Việt Nam năm 2030 (tương đương khoảng 47,2 triệu người với dự kiến dân số Việt Nam đạt 104 triệu người năm 2030 theo dự báo của Liên hợp quốc), tương đương với 10 triệu dân đô thị tăng thêm so với năm 2021 (bình quân mỗi năm gần 1,1 triệu dân số đô thị tăng thêm).

Như vậy, cần có thêm ít nhất 320.000 căn hộ/năm tại các đô thị cho các hộ gia đình thành thị mới (giả định mỗi hộ gia đình gồm trung bình 4 nhân khẩu). Với thu nhập cao hơn, nhu cầu và chi tiêu thực tế cho nhà ở cũng sẽ gia tăng nhằm tăng chất lượng cuộc sống. Theo WorldBank, tỷ trọng chi tiêu cho nhà ở của tầng lớp trung lưu/tổng chi tiêu cao hơn 3,6 lần chi tiêu cho nhà ở của nhóm thu nhập thấp (lần lượt là 27,1% và 7,5%).

Bên cạnh đó, Sự hồi phục và tăng trưởng của phân khúc BĐS được thúc đẩy từ cả hai yếu tố cung và cầu, cộng hưởng với mặt bằng lãi suất thấp, pháp lý được nới lỏng và chiến lược phát triển nhà ở quốc gia của Chính phủ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với một trong những mục tiêu của chiến lược là phát triển các sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của người có thu nhập thấp và trung bình.

T.H

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Một số lưu ý người mới đầu tư đất nền nên quan tâm

Đất nền không phải một loại hình đầu tư bất động sản mới nhưng lại không bao giờ lỗi thời và ...

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Để tránh tiền mất tật mang vì đầu tư đất nền, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, ...

Các "tay to" nhận định ra sao về thị trường bất động sản năm nay?

Tại cuộc họp thường niên với cổ đông, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đưa ra những dự báo, nhận ...

Bất động sản 4 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản 4 tháng đầu năm ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan khi lượng căn hộ tung ...
Hotline