Thế chấp sổ đỏ năm 2021 - Chi tiết hồ sơ và thủ tục công chứng

Dù bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng hay cá nhân thì khi thế chấp sổ đỏ các bên phải công chứng, chứng thực hợp đồng.

Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định rõ, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điểm b Khoản này.

Dù là cá nhân, tổ chức tín dụng thì khi thế chấp sổ đỏ các bên phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Đồ họa: M.H
Dù là cá nhân, tổ chức tín dụng thì khi thế chấp sổ đỏ các bên phải công chứng, chứng thực hợp đồng. 

Điều kiện thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp khi có đủ điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Lưu ý: Các điều kiện trên đây là điều kiện thực hiện quyền thế chấp của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở nhưng trên thực tế nhiều ngân hàng còn có những quy định riêng. Ví dụ: Người hơn 60 tuổi đi thế chấp thì không ít ngân hàng sẽ từ chối nhận thế chấp.

Hồ sơ công chứng hợp đồng quyền sử dụng đất

Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

Phiếu yêu cầu công chứng (khi tới phòng/văn phòng công chứng sẽ điền theo mẫu).

- Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch.

- Bản sao giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).

- Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung, tài sản riêng.

- Dự thảo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (nếu có).

Văn bản ủy quyền nếu được người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở ủy quyền thực hiện (phải có khi được ủy quyền).

Phí công chứng hợp đồng thế chấp sổ đỏ

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng hợp đồng thế chấp sổ đỏ được tính trên giá trị tài sản, nếu trong hợp đồng thế chấp tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.

Ví dụ, dưới 50 triệu đồng, phí công chứng là 50.000 đồng; từ 50-100 triệu, phí là 100.000 đồng; trên 100 triệu - dưới 1 tỉ, 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch;

Từ 1-3 tỉ đồng, phí công chứng sẽ bằng 1 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỉ đồng; từ trên 3-5 tỉ đồng, phí công chứng là 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỉ đồng;

Từ trên 5-10 tỉ đồng, phí công chứng là 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5 tỉ đồng.

TUẤN ANH (T/H)
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Một số lưu ý người mới đầu tư đất nền nên quan tâm

Đất nền không phải một loại hình đầu tư bất động sản mới nhưng lại không bao giờ lỗi thời và ...

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Để tránh tiền mất tật mang vì đầu tư đất nền, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, ...

Các "tay to" nhận định ra sao về thị trường bất động sản năm nay?

Tại cuộc họp thường niên với cổ đông, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đưa ra những dự báo, nhận ...

Bất động sản 4 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản 4 tháng đầu năm ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan khi lượng căn hộ tung ...
Hotline