Thị trường bát động sản thoát đáy?

Trước nỗ lực gỡ vướng chính sách cho thị trường bất động sản, một số khó khăn đã dần được giải quyết. Chính sách có thể vẫn cần thêm thời gian để thẩm thấu nhưng quý cuối cùng của năm 2023 đã ghi nhận sự chuyển mình của thị trường. Đây cũng chính là bước đệm để sau khi thoát “đáy”, bất động sản lấy đà, dồn lực “vượt dốc” tiến dần vào năm 2024.

photo-1-16676142204081516034439

Số liệu nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, quý I tăng trưởng âm 16,2%. Kết thúc quý II, thị trường vẫn duy trì trạng thái tăng trưởng âm 11,58% nhưng đã giảm được 4,62% so với quý I. Cho đến thời điểm kết thúc quý III, tuy vẫn còn tăng trưởng âm 8,71% nhưng thị trường đã giảm thêm 2,87% so với 2 quý đầu của năm 2023. Tính chung sau 9 tháng thì mức độ khó khăn của thị trường bất động sản đã giảm khoảng 42,3% so với quý đầu tiên của năm. Theo đà, quý IV cũng ghi nhận mức độ khó khăn tiếp tục giảm và đang tích lũy để dần phục hồi vào quý đầu của năm 2024. Trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì chỉ cần vài nghìn giao dịch thành công trong quý cũng là con số đáng khích lệ, tạo động lực cho thị trường. Điều quan trọng nhất là thị trường đã thực sự “thoát đáy”.

Các chuyên gia cho rằng, thông tin về hàng trăm dự án bất động sản được tháo gỡ, tái khởi động trở lại đã giúp thị trường tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, góp phần tạo thêm niềm tin và sức mạnh cho thị trường cũng như các chủ thể tham gia. Mặc dù thị trường chưa đủ lực để có thể “vượt dốc”, nhưng phần nào đã thoát khỏi nguy cơ “mất phanh”. Dẫu vẫn còn nhiều khó khăn nhưng thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Chính phủ và các bộ, ngành vẫn tiếp tục rà soát để sửa đổi bổ sung pháp luật liên quan tới khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ một cách căn cơ, lâu dài.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong thời gian qua, trước những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quan trọng. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã sát sao trong việc nắm bắt tình hình, đánh giá cụ thể những khó khăn vướng mắc liên quan tới lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Từ đó, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ, hướng dẫn cụ thể cho các dự án bất động sản.

Mới đây, tại Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, không có ngành nào được Thủ tướng quan tâm như bất động sản. Và điều này cũng đúng với thực tế của năm 2023 khi cả hệ thống chính trị nhập cuộc để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản.

Chính phủ, các bộ, ban, ngành đã có nhiều cơ chế, chính sách chưa từng có để khôi phục thị trường bất động sản; trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn về pháp lý và tài chính. Đây là những chính sách chưa từng có đối với tài chính và thị trường bất động sản. Hiệu quả của chính sách là động lực quan trọng nhất để thị trường bất động sản “vượt dốc” thành công, tiến tới mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới.  

Có thời điểm, chỉ trong vòng 1 tháng đã có 4 chính sách được thông qua. Cụ thể là Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ban hành ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Tiếp đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Cùng đó là Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 20/5/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Quyết định 338/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".... Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn trực tiếp chủ trì 2 hội nghị trực tuyến để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Đặc biệt, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV sẽ góp phần giải quyết đáng kể những “nút thắt” đang “trói” thị trường và doanh nghiệp. Cùng đó, Luật Đất đai dự kiến cũng sẽ sớm thông qua trong kỳ họp gần nhất để đồng bộ hành lang pháp lý cho lĩnh vực này.

Chính sách tiền tệ cũng chuyển từ “chặt chẽ, chắc chắn” sang “linh hoạt, nới lỏng”. Tiến sỹ Cấn Văn Lực dẫn chứng, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, đưa mặt bằng lãi suất giảm dần. Cùng đó là nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như cơ cấu nợ, đảo nợ… Đây là những chính sách chưa từng có đối với tài chính và thị trường bất động sản.

S.T

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Beachside Bliss - Nơi trải nghiệm ẩm thực và khoảnh khắc đáng nhớ

Được tọa lạc ngay giữa khu Vin Wonder Cửa Hội, Nghệ An, nhà hàng Beachside Bliss là một không ...

Một số lưu ý người mới đầu tư đất nền nên quan tâm

Đất nền không phải một loại hình đầu tư bất động sản mới nhưng lại không bao giờ lỗi thời và ...

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Để tránh tiền mất tật mang vì đầu tư đất nền, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, ...

Các "tay to" nhận định ra sao về thị trường bất động sản năm nay?

Tại cuộc họp thường niên với cổ đông, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đưa ra những dự báo, nhận ...
Hotline