Tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản năm 2022

Tại Hội thảo trực tuyến "Gói kích thích kinh tế, quy hoạch và cơ hội đầu tư bất động sản năm 2022" tổ chức chiều ngày 23/12/2021, bên cạnh những khó khăn thường trực, giới chuyên gia dự báo thị trường bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi từ rất nhiều yếu tố.

Co-nen-dau-tu-bat-dong-san-vao-thoi-diem-nay-696x392

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực tới đời sống, kinh tế, xã hội. Nhiều doanh nghiệp, người lao động vẫn đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và nguy cơ nợ xấu ngân hàng, lạm phát và bong bóng tài sản. Mặc dù vậy, hiện vẫn ghi nhận những điểm tích cực, tinh thần lạc quan từ phía người dân, doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán, bất động sản vẫn được giao dịch sôi động, nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế.

Đặc biệt, giới đầu tư cũng đang kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế hơn 800 ngàn tỷ sẽ được tung ra trong thời gian tới. Những thông tin về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được công bố sẽ tạo ra một cú hích lớn đối với thị trường bất động sản.

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh: "Đại dịch Covid-19 đang gây ra một cuộc khủng hoảng kép trên toàn cầu bắt đầu là khủng hoảng y tế và kéo theo là khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng trên toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó đại dịch này cũng đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại cách thức phát triển. Các chính sách phản ứng có khác biệt nhưng nhìn chung chưa có trong tiền lệ."

Ông Thành cho hay, các gói hỗ trợ của Nhà nước khá nhỏ so với mức trung bình của thế giới. Năm 2021, việc thực thi có tốt hơn đôi chút nhưng lại thiếu tính quyết liệt. Tỷ lệ tiếp cận được hỗ trợ của Nhà nước từ phía người dân, người lao động, doanh nghiệp còn thấp. Mỗi gói có một tỷ lệ khác nhau. Đồng thời, do quá bận rộn với việc chống dịch nên tiến trình cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế, ví dụ như cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn có phần chậm và bị trùng xuống.

Ông Thành chia sẻ thêm: “Trước khó khăn đó, chúng ta đang xây dựng chương trình thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế. Chương trình kích thích kinh tế phải có quy mô đủ liều, diện hỗ trợ đủ rộng (phòng chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động và an sinh xã hội, thu hút nguồn lực và phát triển kết cấu hạ tầng), tập trung hơn vào một số ngành chịu thiệt hại có khả năng phục hồi và tạo sức lan tỏa tốt.

Cái quan trọng là làm sao để chương trình tạo được hiệu quả tốt nhất là thách thức lớn. Chương trình này kéo dài 2 năm 2022-2023, trong phần thực thi bên cạnh sự quyết liệt, đồng bộ, còn 3 cái chúng ta đang xem xét để thông qua nhanh chóng chương trình.

Thứ nhất là đánh giá tác động, nếu thực hiện chương trình này, mỗi năm chúng ta có thể tăng thêm 1-1.5 điểm % tăng trưởng mỗi năm 2021-2022, tạo cơ sở để chúng ta thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm trên dưới 6% hoặc cao hơn. Bên cạnh đó, tác động đến việc làm lao động là một yếu tố rất quan trọng trong đánh giá thực thi chương trình.

Thứ hai là tác động rủi ro có thể có như lạm phát, nợ công, thâm hụt ngân sách… Làm sao chúng ta có thể chấp nhận mức nợ công, thâm hụt, lạm phát cao hơn nếu không có chương trình kích thích kinh tế?

Thứ ba là sự đồng hành của Quốc hội. Tôi hy vọng chương trình này đã lỡ nhịp rồi thì làm sao để đưa vào thực thi nhanh nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế. Trong đó, cải cách các lĩnh vực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài.”

Quy hoạch ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản?

Theo ông Thành, về quy hoạch, các địa phương đều đã vào cuộc, tuy nhiên, số địa phương có thể hoàn thành không nhiều. Một điểm quan trọng là nền kinh tế nói chung nên quan tâm là (1) rất nhiều tỉnh muốn có đột phá phát triển. Đột phá này liên quan đến vấn đề phát triển đô thị, đô thị hóa, xây dựng đô thị xanh thông minh gắn với các trung tâm sáng tạo và (2) quy hoạch gắn với hạ tầng, quy hoạch giao thông gắn với chương trình đầu tư công, quy hoạch xanh.

Chốt lại, nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng cần quan tâm đến hiện tại, phục hồi, nguồn vốn, cách ứng xử với xu hướng phát triển trong một thời kỳ dài hạn.

Còn theo TS. Sử Ngọc Khương - chuyên gia bất động sản: “Liên quan đến câu chuyện quy hoạch ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, quy hoạch giao thông sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây là cái tạo tính liên kết vùng, quy hoạch đô thị sẽ được hưởng lợi theo cơ sở hạ tầng trong khi quy hoạch giao thông liên quan đến vấn đề phát triển của nền kinh tế, liên quan đến mục tiêu chính trị. Đây là câu chuyện chúng ta cần đặt ra hàng đầu.”

Triển vọng nào cho thị trường bất động sản trong năm 2022?

Về triển vọng và tác động của các chính sách đối với thị trường bất động sản trong giai đoạn 2021-2022, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Tài chính ngân hàng chia sẻ: “Giá bất động sản hầu như không giảm, giá bất động sản nhà ở tăng 5-9% tùy địa bàn chủ yếu do thiếu nguồn cung trong khi cầu không giảm. Đặc biệt, giá thuê bất động sản khu công nghiệp tăng từ 3-18%, tùy địa phương.

Bên cạnh đó, tác động dịch vụ đối với phân khúc bất động sản rất khác nhạu (bất động sản khu công nghiệp, logistics, nhà ở… vẫn khả quan trong khi bất động sản nghỉ dưỡng, bán lẻ, văn phòng cho thuê còn khó khăn).”

Ông Lực cũng đưa ra 7 yếu tố chính sẽ tác động tích cực giúp phục hồi thị trường bất động sản trong năm 2022. Cụ thể là (1) kinh tế có thể phục hồi nhanh nếu Việt Nam thực hiện tốt chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội 2022-2023, trong đó, dự kiến có gói tín dụng nhà ở, nhà ở xã hội…; (2) chiến lược phát triển nhà ở 2021-2030 đang hoàn thiện; (3) đầu tư cơ sở hạ tầng là 1 trong 3 đột phá chiến lược, đầu tư công được thúc đẩy tác động tích cực đến thị trường bất động sản; (4) pháp lý đã và đang được tháo gỡ, 1 luật sửa 8 luật sớm được thông qua, luật đất đai dự kiến sửa đổi trong năm 2022, sửa đổi nghị định về khu công nghiệp; (5) đô thị hóa sẽ được thúc đẩy, đạt 45% vào năm 2025.; (6) thị hiếu khách hàng đang thay đổi trong và sau dịch Covid; (7) tín dụng, đầu tư trái phiếu bất động sản được kiểm soát nhưng vẫn còn dư địa phát triển, nhất là bất động sản nhà ở, khu công nghiệp… và doanh nghiệp ngày càng đa dạng hóa nguồn vốn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay vẫn gặp một số khó khăn nhất định như dòng tiền, thanh khoản, lao động…

Theo gợi ý của ông Lực, doanh nghiệp bất động sản nên tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ của Chính phủ và tiết giảm chi phí, giữ lao động tăng năng suất, đi theo mô hình 5Rs (thích ứng, linh hoạt, phục hồi càng nhanh càng tốt, tái cấu trúc, đổi mới, sáng tạo, tăng sức đề kháng). Với câu chuyện quỹ đất, sản phẩm phù hợp hơn trong và sau Covid rất quan trọng, chuyển đổi số, đa dạng hóa nguồn vốn, quản trị chuyên nghiệp hơn (lao động, tài chính quản lý rủi ro…).

Tiên Tiên

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN BẤT ĐỘNG SẢN
Đăng kí nhận tin bđs
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Một số lưu ý người mới đầu tư đất nền nên quan tâm

Đất nền không phải một loại hình đầu tư bất động sản mới nhưng lại không bao giờ lỗi thời và ...

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Để tránh tiền mất tật mang vì đầu tư đất nền, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, ...

Các "tay to" nhận định ra sao về thị trường bất động sản năm nay?

Tại cuộc họp thường niên với cổ đông, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đưa ra những dự báo, nhận ...

Bất động sản 4 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản 4 tháng đầu năm ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan khi lượng căn hộ tung ...
Hotline